HỌC SINH VỚI NGUY CƠ BỊ BẮT NẠT TRÊN MẠNG XÃ HỘI - Trường THPT Hoàng Mai
HMS_logo-108×108HMS_logo-108×108HMS_logo-108×108HMS_logo-108×108

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ NỘI

TRƯỜNG THPT HOÀNG MAI

  • Hotline: 0936717172 0243.2216.292
  • [email protected]
  • 54A2 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội
    • Giới thiệu
      • Giới thiệu về trường
      • Giải thưởng
    • CÔNG KHAI
      • Cam kết chất lượng giáo dục
        • Cam kết chất lượng giáo dục THPT Hoàng Mai năm học 2022-2023
      • Chất lượng giáo dục thực tế
      • Cơ sở vật chất
        • Công khai thông tin cơ sở vật chất của trường THPT Hoàng Mai năm học 2022 – 2023
      • Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý
    • Thông báo
    • Tuyển sinh
    • Thi Thử
    • Hoạt động
      • Hoạt động của trường
      • Văn nghệ thể thao
      • Đoàn thanh niên
      • Ngoại khóa
    • Tin tức – sự kiện
      • Tin trường
      • Tin giáo dục
      • Cựu sinh viên
    • Liên hệ
    ✕
    • Trang chủ
    • Tin tức - sự kiện Tin giáo dục
    • HỌC SINH VỚI NGUY CƠ BỊ BẮT NẠT TRÊN MẠNG XÃ HỘI

    HỌC SINH VỚI NGUY CƠ BỊ BẮT NẠT TRÊN MẠNG XÃ HỘI

    TP – Theo các chuyên gia tâm lý, cùng với sự phát triển của mạng xã hội, học sinh dễ trở thành nạn nhân của việc bắt nạt trên mạng internet chỉ vì những lý do rất lãng xẹt như: ngoại hình cao, thấp, đen, học giỏi quá, học kém quá… Khi thực hiện hành vi bắt nạt, học sinh không ý thức được hậu quả, còn trên thực tế đã có học sinh quá uất ức dẫn đến tự sát.

    Học sinh dễ trở thành nạn nhân của việc bắt nạt trên mạng internet
    Học sinh dễ trở thành nạn nhân của việc bắt nạt trên mạng internet
    Tỷ lệ học sinh bị bắt nạt cao
    Trình bày tại hội thảo khoa học “Chương trình phòng ngừa và can thiệp bắt nạt trực tuyến đưa vào trường học” vừa được tổ chức tại Hà Nội, PGS.TS Trần Thành Nam, ĐHQG Hà Nội cho biết,  qua nghiên cứu về bắt nạt trực tuyến học sinh tại Việt Nam từ năm 2015-2018 tại các trường THCS và THPT cho thấy, có 30,6% học sinh bị bắt nạt theo hình thức này. Và 26,7% học sinh có hành vi bắt nạt người khác. Các hành vi học sinh bắt nạt thường thấy như: đe dọa người khác trong các nhóm diễn đàn trên mạng, gửi các bình luận đe dọa, gây tổn thương qua email, tin nhắn; chế nhạo các bình luận trong nhóm, diễn đàn; đăng tải công khai những bức ảnh gây xấu hổ mà không được phép; chia sẻ những cuộc hội thoại riêng tư…
    Theo PGS Nam, học sinh càng dành nhiều thời gian để sử dụng internet càng đi bắt nạt hoặc bị bắt nạt nhiều hơn. Xét theo độ tuổi, học sinh THPT có mức độ đi bắt nạt và bị bắt nạt nhiều hơn học sinh THCS. Điều đáng nói, khi bị bắt nạt học sinh có xu hướng giấu nhẹm chuyện bị bắt nạt, ít chia sẻ với thầy cô, gia đình để tìm cách xử lý. Trong khi đó, bản thân các em bị bắt nạt thừa nhận cảm thấy rất áp lực, xấu hổ.
    TS Nam cảnh báo, đôi khi việc bắt nạt từ những việc rất đơn giản như trêu đùa, bình phẩm về hình thể nhưng người bị bắt nạt đó bắt đầu có suy nghĩ đến việc mình chết bằng cách nào? Cũng có em đã rạch tay cho mình mất máu đến khi kiệt sức, ảnh hưởng không nhỏ đến học tập.
    TS Trần Văn Công, ĐH Giáo dục  cho biết,  học sinh tham gia bắt nạt đôi khi chỉ vì lý do như:  ngoại hình cao, thấp, đen, học giỏi, học kém quá, bố mẹ là dân tộc, bố mẹ là tôn giáo đều là nạn nhân. Các em có sự khác biệt rất dễ là nạn nhân. Có em học sinh tự nhiên bạn hàng xóm ghép ảnh hở hang, dẫn đến uất ức nghĩ tới chuyện đi tự sát. Việc bắt nạt đối với học sinh đôi khi chỉ cho vui nhưng học sinh không ý thức được hậu quả.
    Theo TS Công, những học sinh bị bắt nạt thường xuyên đối mặt với nhiều nguy cơ, thậm chí sợ hãi, ngại gặp các bạn. “Ví dụ, học sinh bị ghép ảnh hở hang sẽ không dám gặp ai nữa, học tập bị ảnh hưởng, không tập trung học hành, có cảm xúc lo lắng, sợ hãi, ảnh hưởng đến cuộc sống các em. Có một số em đi tự sát thật”, ông nói.
    Phụ huynh nên hiểu để biết cách dạy con 
    Từ nghiên cứu của mình, TS Công khuyên phụ huynh nên biết sử dụng internet, hiểu các mạng xã hội và cách hoạt động của nó. Lưu ý, giáo dục con sử dụng mạng xã hội một cách thông minh ngay từ bé. Cấm thì không cấm được nhưng nên dạy con, với ai thì nên kết bạn, trên mạng nên đăng cái gì, không đăng cái gì. Cần dạy con nếu trên mạng có thông tin, hình ảnh nhạy cảm thì nên ứng xử với điều đó như thế nào, điều này sẽ hay hơn là cấm hoàn toàn hoặc để con tự do sẽ rất nguy hiểm. “Tôi không tin môi trường học đường quá bạo lực hay bạo lực hơn ngày xưa. Giờ thông tin được chú ý nhiều hơn và lan tỏa nhanh và lại bị biến dạng theo cách không có lợi”, ông nói.
    Thạc sỹ Vũ Thu Hà, cán bộ tham vấn học đường Trường THCS Ngô Sĩ Liên (Hà Nội) chia sẻ thêm, những học sinh bị bắt nạt thường không nhận được sự tin tưởng thầy cô và bố mẹ. Trong khi các học sinh đi bắt nạt là vì các bạn đó muốn có quyền lực. Những học sinh đó, thiếu kỹ năng xã hội là không biết giải quyết thế nào, vì thế khi muốn có quyền lực hơn với bạn đã chọn cách đi bắt nạt. Bà Hà cho rằng, cả hai đối tượng đó đều cần sự hỗ trợ về tâm lý. Vì thế, giải pháp hiệu quả là tiếp cận vào nhóm lãnh đạo trẻ trong trường, thông qua phòng Đoàn Đội, đều đặn hàng tuần, hàng tháng… để học sinh hiểu và thận trọng hơn.
    Bà Nguyễn Hồng Kiên, ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) cho rằng, khi đi thực tế bắt gặp những trường hợp như: Đăng status giật tít câu like, gây sự chú ý của nhiều người. Thậm chí có học sinh viết “đủ 1.000 like thì đốt trường”. Sau đó đủ 1.000 like thật, học sinh này bị ép dồn đến chân tường, buộc phải thực hiện hành vi đốt trường vì sợ hãi mà không dám nói với bố mẹ, thầy cô.
    Với thực trạng trên, các chuyên gia cho biết rất cần một phòng tư vấn học đường và có cách nào đó theo dõi việc sử dụng mạng trực tuyến của học sinh. Làm sao để giáo viên chủ nhiệm biết học sinh đang đăng gì, diễn biến như thế nào là việc rất khó. Bởi thực tế, nhiều học sinh không thích kết bạn với bố mẹ và cô giáo.
    PGS Trần Thành Nam cho rằng, từ bậc THCS bố mẹ nên tìm hiểu, có kiến thức để đồng hành với con. Chương trình phổ thông mới cần có giờ sinh hoạt ngoại khóa, có thời lượng cho các hoạt động này. Các nhà trường nên đưa chương trình dạy học, phát triển con người cũng như các hoạt động phòng chống bạo lực học đường. Cần phải có các hoạt động với quy mô khác nhau áp dụng vào trong nhà trường. Ở cấp độ toàn trường, giống như hoạt động tham vấn học đường. Riêng đối với những em có dấu hiệu hay có nguy cơ bị bắt nạt hoặc bắt nạt nhiều hơn thì cần được tham vấn trực tiếp, một thầy một trò.
    PGS.TS Trần Thành Nam, ĐHQG Hà Nội, học sinh càng dành nhiều thời gian để sử dụng internet càng đi bắt nạt hoặc bị bắt nạt nhiều hơn. Xét theo độ tuổi, học sinh THPT có mức độ đi bắt nạt và bị bắt nạt nhiều hơn học sinh THCS.
    Theo Tiền Phong

     

    Bài viết liên quan

    Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 được tổ chức theo định hướng giữ ổn định như các năm trước.

    Thứ Sáu 10/02/2023

    THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2023 CÓ GÌ ĐỔI MỚI?


    Đọc thêm
    Thứ Hai 19/12/2022

    THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN QUÝ MÃO NĂM 2023 CỦA NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI


    Đọc thêm
    Thứ Hai 28/11/2022

    BỘ GDĐT: TĂNG CƯỜNG CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC BẢO ĐẢM VỆ SINH, AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC


    Đọc thêm

    THÔNG BÁO

    Thứ Tư 08/02/2023

    THÔNG BÁO TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 HỆ ĐÀO TẠO CHUYÊN SÂU GILF NĂM HỌC 2023 – 2024

    Năm học 2023 – 2024 Trường THPT Hoàng Mai tuyển sinh hệ chuyên sâu GILF  với mục tiêu giáo dục đào tạo học sinh phát triển toàn diện và học sinh sẽ trở thành công dân toàn cầu thế kỷ 21. 100% đội ngũ giáo viên Trường chuyên THPT Hà Nội – Amsterdam đảm nhận điều hành và giảng dạy theo chuyên ban […]
    Bạn có thích nó?
    Đọc thêm
    Thứ Hai 06/02/2023

    THÔNG BÁO TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRƯỜNG THPT HOÀNG MAI NĂM HỌC 2023 – 2024

    Nhà trường sẽ tổ chức miễn phí cho học sinh lớp 9 thi thử vào lớp 10 THPT, nhằm mục đích để học sinh có cơ hội được trải nghiệm, làm quen với môi trường dự thi nghiêm túc, đánh giá năng lực học tập của bản thân để có hướng bổ sung kiến thức trước kỳ thi tuyển sinh chính thức vào lớp 10 do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
    Bạn có thích nó?
    Đọc thêm
    Thứ Ba 29/11/2022

    THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG

    Căn cứ vào nhu cầu giảng dạy học kỳ II năm học 2022 – 2023 và sự phát triển đội ngũ giáo viên của nhà trường, Trường THPT Hoàng Mai thông báo tuyển giáo viên như sau: Các môn học và số lượng cần tuyển Tiếng Anh: 01                     Địa lý: 03        […]
    Bạn có thích nó?
    Đọc thêm
    Chủ Nhật 10/07/2022

    BẢN TIN TÀI CHÍNH NĂM HỌC 2022 – 2025

    Xem chi tiết tại đây: Bản tin tài chính năm học 2022 – 2025
    Bạn có thích nó?
    Đọc thêm
    Thứ Hai 04/07/2022

    THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG

    Căn cứ vào nhu cầu giảng dạy năm học 2022 – 2023 và sự phát triển đội ngũ giáo viên của nhà trường, trường THPT Hoàng Mai thông báo tuyển giáo viên năm học 2022 – 2023 như sau: 1. Các môn học và số lượng cần tuyển STT Môn học Số lượng 1 Ngữ văn 1 2 Tiếng Anh 2 3 Lịch […]
    Bạn có thích nó?
    Đọc thêm
    Thứ Tư 15/06/2022

    THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG GIÁO VIÊN NĂM 2022

    Căn cứ vào nhu cầu giảng dạy năm học 2022 – 2023 và sự phát triển của đội ngũ giáo viên của nhà trường, trường THPT Hoàng Mai thông báo tuyển giáo viên năm học 2022 – 2023 như sau: Xem chi tiết thông báo tuyển dụng tại đây
    Bạn có thích nó?
    Đọc thêm
    Thứ Năm 12/05/2022

    ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN KỲ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT NGÀY 08/05/2022

    I. MÔN TIẾNG ANH: ĐỀ THI: MÃ 001; MÃ 002; MÃ 003; MÃ 004; MÃ 005; MÃ 006 ĐÁP ÁN: Đáp án chung 6 mã đề II. MÔN NGỮ VĂN: ĐỀ THI: ngữ văn ĐÁP ÁN: đang cập nhật III. MÔN TOÁN: ĐỀ THI: môn toán ĐÁP ÁN: đang cập nhật
    Bạn có thích nó?
    Đọc thêm
    Thứ Ba 07/09/2021

    BẢN TIN TÀI CHÍNH NĂM HỌC 2021 – 2024

    Xem chi tiết tại đây: bản tin tài chính năm học 2021 – 2024
    Bạn có thích nó?
    Đọc thêm
    Thứ Sáu 14/05/2021

    TRA CỨU THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT HOÀNG MAI

    Phụ huynh và thí sinh có thể tra cứu kết quả thi thử vào lớp 10 THPT Hoàng Mai ngày 25/04/2021 tại link dưới đây: http://dangky.thpt-hoangmai.edu.vn/dang-ky/tra-cuu-thi-thu
    Bạn có thích nó?
    Đọc thêm
    Thứ Năm 13/05/2021

    SỞ GDĐT HÀ NỘI: THÔNG BÁO THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP CẤP BÁCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19

    Thực hiện Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 11/05/2021 về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP Hà Nội; Công văn số 1386/UBND-KGVX ngày 10/05/2021 về việc triển khai áp dụng các giải pháp công nghệ trong phòng, chống dịch COVID-19; Công văn số 1399/UBND-KGVX ngày 10/05/2021 về khai báo y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 bằng mã QR của UBND Thành phố. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu Trưởng phòng GDĐT các quận, huyện, thị xã; thủ trưởng các đơn vị trường học trực thuộc; Giám đốc các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên…
    Bạn có thích nó?
    Đọc thêm
    THPT Hoàng Mai

      Liên hệ với chúng tôi

      Số 56 Đường Vũ Trọng Phụng, Q. Thanh Xuân, Tp Hà Nội
      0913705995 / 0936 71 71 72
      [email protected]
      https://thpt-hoangmai.edu.vn
      Trường THPT Hoàng Mai
      • Giới thiệu
      • Thông báo
      • Tuyển sinh
      • Hoạt động
      • Tin tức
      • Lịch học
      • Thư viện
      • Đăng ký
      • Liên hệ

        0936717172

        Gọi điện
        Facebook
        Chat Zalo