BẰNG CẤP DẦN NHƯỜNG VỊ TRÍ CHO KỸ NĂNG - Trường THPT Hoàng Mai

BẰNG CẤP DẦN NHƯỜNG VỊ TRÍ CHO KỸ NĂNG

Kết quả khảo sát vừa được công bố tại Hoa Kỳ cho thấy, 93% những người làm việc tự do cho rằng việc đào tạo kỹ năng hữu dụng hơn những gì được học tại đại học, trong khi chỉ có 79% nói rằng những bài học trong trường hữu dụng đối với nghề nghiệp hiện tại của họ.
Ngoài ra, Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) cũng chỉ ra rằng 65% những học sinh tiểu học hiện giờ trong tương lai sẽ tham gia vào những ngành nghề mà hiện còn chưa tồn tại.
Đây là khảo sát thường niên được thực hiện bởi Công ty nghiên cứu Edelman Intelligence và đồng tổ chức bởi Upwork và Freelancers Union. Nhóm khảo sát đã thăm dò hơn 6.000 lao động. Những số liệu mới này đã mở ra một bức tranh toàn cảnh cho thấy sự tiến bộ liên tục của công nghệ, cộng với chi phí giáo dục ngày càng tăng đã khiến cho hệ thống giáo dục đại học truyền thống trở thành một con đường ngày càng lỗi thời và nguy hiểm. Chi phí cho một khóa học đại học bây giờ đã cao hơn số tiền tiềm năng thu nhận trong tương lai. Việc bằng cấp được coi là một chứng nhận về năng lực chuyên môn vẫn xảy ra qua, nó tạo ra cảm giác an toàn giả tạo, một ảo tưởng rằng công việc, cùng với những kỹ năng nó đòi hỏi, sẽ luôn còn mãi.
Vào năm 2016, một báo cáo của WEF đã chỉ ra rằng tại nhiều quốc gia, những ngành nghề có nhu cầu cao nhất chưa xuất hiện hay thậm chí tồn tại 5 năm trước đó. Tốc độ của sự biến đổi này được dự báo sẽ càng tăng lên trong thời gian tới. Các dữ liệu của Upwork gần đây đã xác nhận, 70% các ngành nghề phát triển nhanh nhất là hoàn toàn mới trên thị trường. Và nhiều thay đổi mới trong ngành nghề được dự đoán sẽ tiếp tục xảy ra.
Bằng cấp dần nhường vị trí cho kỹ năng ảnh 1
Trong tương lai, việc học không phải là một quá trình ngắn hạn,mà nó kéo dài cả đời và thay đổi theo thời gian. 

 

Tương lai của việc làm sẽ không còn chú trọng quá vào bằng cấp mà sẽ nghiêng về kỹ năng người lao động tích lũy được. Không ai, kể cả Trường Đại học Havard danh tiếng hay các trường đại học nổi tiếng khác, có thể tránh được sự ảnh hưởng của các tiến bộ trong khoa học công nghệ. Chẳng hạn khi tuyển nhân viên cho một công ty công nghệ, những gì nhà tuyển dụng quan tâm đến không còn liệu họ có bằng đại học trong ngành khoa học vi tính hay không, mà sẽ xem xét khả năng suy nghĩ, khả năng thích ứng và lập trình của họ.

Với số lượng ngày càng đông đảo, các công ty đang dần bắt kịp với sự thay đổi này. Vào năm ngoái, PwC bắt đầu thí điểm tuyển các học sinh tốt nghiệp trung học vào làm việc với vai trò kế toán viên và chuyên gia tư vấn quản lý rủi ro. Tháng 8 vừa qua, Glassdoor đã lập một danh sách 15 công ty có thể làm việc mà không cần bằng cấp, trong đó có Apple, IBM và Google, trả lương cao cho những người không học theo môi trường giáo dục truyền thống hoặc chỉ tốt nghiệp trung học.
Như Google, trước đây yêu cầu những ứng viên phải cung cấp cho họ điểm trung bình GPA và bảng điểm. Tuy nhiên, Laszlo Bock, người đứng đầu khâu tuyển dụng trong công ty, đã nhận ra rằng những con số đó không phải là một yếu tố có giá trị tiên quyết trong việc đánh giá hiệu suất của nhân viên. Do đó số những nhân viên không có bằng đại học tại công ty đang ngày càng nhiều. Thêm một xu hướng khác là thay vì ghi danh vào các trường đại học, học sinh giờ có khuynh hướng ghi danh vào những khóa học tập trung hay các chương trình học trực tuyến.
Những xu hướng trên không thể khẳng định xu hướng đại học là một sự lãng phí. Nhưng có một điều chắc chắn, bằng cấp đại học có thể sẽ không còn quan nữa trong tương lai. Việc học không phải là một quá trình ngắn hạn, mà nó kéo dài cả đời, và luôn luôn thay đổi theo thời gian.