SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT HOÀNG MAI
Cô Lưu Thị Thu Hà, giáo viên Trường THPT Việt Đức trong giờ dạy
Giờ học giống talkshow truyền hình
Để tạo hứng thú cho HS, trong mỗi giờ học, cô Hà thường lồng ghép các buổi “Talkshow truyền hình – Tại sao không?”. Theo đó, học sinh đóng vai MC, giáo sư sử học, để cùng thảo luận về bài học. Đồng thời, cô cũng hướng dẫn học sinh khai thác tư liệu từ thư viện Hà Nội để tự tay làm ra những cuốn sách, tạp chí văn học, nghệ thuật. Học sinh nhờ thế đã phát huy được cá tính và tài năng nghệ thuật độc đáo.
Cô Hà chia sẻ: Hiện nay, nhiều giờ học Ngữ văn chưa đủ hấp dẫn khiến HS không hào hứng. Qua tìm hiểu các tài liệu, tôi đã áp dụng một hình thức tổ chức giờ học sáng tạo dưới dạng một talkshow. Những giờ học theo hình thức này thực sự giảm áp lực, tăng hứng thú, cho HS được học mà chơi, chơi mà học, lại giúp các em hình thành nhiều kỹ năng cần thiết.
Ví dụ, các em mô phỏng các chương trình truyền hình như “Hỏi xoáy, đáp xoay”, “Văn hóa sự kiện và nhân vật”, “Nhà tròn” để chuyển tải nội dung các bài văn học sử, tác giả văn học một cách lý thú. Từ “sân khấu lớp học”, giáo viên đã kết nối với một số chương trình truyền hình, cho các em được đến sân khấu trường quay tham gia với vai trò khách mời để các em có những trải nghiệm thú vị.
Sau khi được tư vấn, hướng dẫn về cách đặt và trả lời câu hỏi, các em có sự trưởng thành rõ rệt khi tham gia ở chương trình truyền hình với vai trò khách mời. Và có những học sinh đã nuôi dưỡng giấc mơ nghề nghiệp từ sân chơi này như thi đỗ vào Khoa Đạo diễn của Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh hay thử sức làm MC chuyên nghiệp.
Học sinh Trường Việt Đức: Học hết sức, chơi hết mình |
Những dự án học tập thú vị
Ở Trường THPT Việt Đức, cô Hà được nhắc đến như một chuyên gia về dạy học theo dự án. Với dự án “Em làm cô giáo”, HS được trải nghiệm thử công việc của giáo viên như: Chấm điểm, viết lời phê, soạn bài giảng, tổ chức các hoạt động dạy học. Nhờ vậy, những giờ học Văn trở nên vui vẻ, sôi nổi khi các HS đọc lời phê dí dỏm, hài hước hoặc chỉn chu, trang nghiêm của bạn mình; đồng thời tự nhận ra thiếu sót hạn chế trong bài của chính mình.
Cô Hà chia sẻ: “Với lợi thế, đặc trưng riêng của môn học, Ngữ văn cho phép người giáo viên không chỉ cung cấp tri thức mà còn làm phong phú thêm cảm xúc, hướng học trò đến các giá trị nhân văn, tiến bộ của đời sống. Nhưng rõ ràng, một tiết học đi theo lối mòn, nặng nề, xơ cứng sẽ không thể thực hiện được mục đích cao đẹp học văn là học làm người”.
Dự án “Chuyện kể lớp mình” được cô Hà ấp ủ thực hiện xuất phát từ mong muốn “gieo điều thiện, ươm lòng nhân, nuôi khát vọng, hái trái lành”, tạo nên những thế hệ học trò không chỉ sáng về trí tuệ mà còn ấm trong trái tim. Các em tự lựa chọn những người, những việc khiến các em băn khoăn, xúc động rồi chia sẻ, đối thoại với tập thể lớp. Khi dự án kết thúc, các em vừa có một tài liệu học tập bổ ích vừa hình thành tư duy đa chiều, tư duy phản biện và được lan tỏa các giá trị nhân văn ý nghĩa.