SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT HOÀNG MAI
Phát triển kỹ năng sẽ tác động ngược lại quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh – điều tạo nên những giờ học hiệu quả thực sự. (Ảnh minh họa)
Cô giáo Ngô Thị Thanh Tâm, trường tiểu học Ban Mai (Hà Nội) chia sẻ: “Hồi mới bắt đầu giảng dạy, tôi thực sự phải vật lộn với các kiến thức và thời lượng cho phép. Tuy nhiên, sau khi tiếp cận và tìm hiểu sâu về nội dung “Lãnh đạo bản thân” – Leader in me (LIM), tôi nhận thức được rằng, tiết học sẽ hiệu quả hơn rất nhiều nếu giáo viên không chăm chăm nhồi nhét kiến thức cho học sinh bằng mọi cách, vì có những điều đơn giản mà quan trọng hơn khi đứng lớp, giúp phát huy tối đa năng lượng của giáo viên và năng lực sáng tạo của học sinh.”
Cũng theo cô Tâm, khi học sinh đã thấm nhuần mục tiêu học tập, trở thành những cá nhân biết “lãnh đạo bản thân” thì mọi hoạt động dạy học sẽ trở nên vô cùng thuận lợi. Bởi vậy, có 8 điều các giáo viên cần chú trọng trong giờ học để tạo tác động kép tới học sinh: vừa đạt hiệu quả về kiến thức vừa hình thành thói quen và kỹ năng tốt.
Tiếng nói – Học sinh cần cơ hội để không chỉ học hỏi từ những người khác mà còn chia sẻ kiến thức của mình với những người khác. Khi các con tự tin chia sẻ những điều mình biết và khám phá được, có nghĩa là các con cũng đang trau dồi kiến thức và rèn kỹ năng giao tiếp.
Biết lựa chọn – Trao cơ hội cho học sinh được lưa chọn. Việc này giúp học sinh rèn kỹ năng đưa ra quyết định, biết lựa chọn đúng, sai, biết giải thích cho sự lựa chọn của mình và qua đó phát triển tư duy phản biện cho các con.
Dành thời gian để liên hệ thực tiễn – Mỗi vẫn đề của bài học nên được xuất phát từ thực tế hoặc sẽ được kết nối để vận dụng vào thực tế. Điều này làm tăng tính thực tiễn cho các nội dung học tập, giúp học sinh thấy được giá trị và vẻ đẹp của kiến thức mà các con học được trong cuộc sống hàng ngày.
Cơ hội cho Sáng tạo – Việc của giáo viên là hãy khuyến khích và trao cho trẻ thật nhiều cơ hội để sáng tạo, thực hành theo điều mà trẻ mong muốn. Hãy nhấn nút để kích hoạt kho tàng tưởng tượng bất tận trong trí não của trẻ.
Hãy để trẻ học cách đặt câu hỏi – Trong giáo dục, học sinh chấp nhận mọi điều mà giáo viên đã chia sẻ, không phải là một điều tốt hoàn toàn. Vì thế, chúng ta cần phải có những học sinh có thể đặt câu hỏi và thách thức những gì họ nhìn thấy, nhưng luôn luôn theo một cách tôn trọng.
Sự Tìm Tòi – Thay vì “học đối phó” hãy khuyến khích học sinh một ý tưởng rằng chúng cần “Tìm ra vấn đề”; có khả năng tìm ra thách thức khó khăn và sau đó có thể giải quyết những vấn đề đó. Ví dụ như để giải 1 bài toán, chúng ta có thể làm theo cách trong sách giáo khoa giống hệt nhau nhưng hoàn toàn có thể lựa chọn tìm kiếm một cách giải mới.
Tự đánh giá – Hãy dành thời gian đó để giúp học sinh biết cách tự đánh giá kết quả học tập của bản thân so với các mục tiêu mà các con đã xây dựng nên. Học sinh biết cách tiếp nhận phản hồi và ý kiến góp ý một cách khách quan, phát triển các kỹ năng xã hội, giao tiếp cá nhân, tu duy phản biện và đánh giá hiệu quả.
Học tập kết nối – Học sinh được tạo cơ hội tự khám phá, tìm hiểu kiến thức thông qua Internet, học cùng “chuyên gia” qua các hội thảo online, giao lưu kiến thức khoa học với bạn bè quốc tế. Người giáo viên là người định hướng, khơi gợi, truyền động lực để kích hoạt khả năng tự học, niềm say mê nghiên cứu khoa học cho mỗi con học sinh.
Những tiết học diễn ra đầy màu sắc với những tham luận của các nhóm phân tích từng phần về những gì các em đã đọc từ sách và tìm kiếm trên Mạng Internet để trả lời cho các câu hỏi định hướng của giáo viên. Học sinh tự tin trình bày và “dạy” lại cho các nhóm khác về những gì các con tìm hiểu được, cuối cùng thì các vấn đề , nội dung học tập được giải quyết mà chính các thầy cô cũng ngạc nhiên với nhiều kiến thức mới mẻ mà các con đã tìm ra.
Quy trình này hướng tới chuyển đổi trường học toàn diện trong đó tập trung trang bị bộ kỹ năng thế kỷ 21 cho học sinh từ Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT.
Hãy khuyến khích và trao cho trẻ thật nhiều cơ hội để sáng tạo, thực hành theo điều mà trẻ mong muốn.